Đây là bệnh không quá phổ biến trong dân số nhưng khi xảy ra đột ngột khiến bệnh nhân lo lắng và gây cảm giác khó chịu kéo dài ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống.
1. Căn nguyên :
Raynaud cho là do rối loạn co thắt động mạch ở tay, chân. Rối loạn thần kinh vận mạch, thần kinh giao cảm, làm co nhiều động tĩnh mạch nhỏ gây thiếu máu đột ngột vùng ngón. Bệnh phát triển qua hai giai đoạn kế tiếp nhau gồm:
– Giai đoạn 1 ( Syncope) gây thiếu máu cục bộ.
– Giai đoạn 2 ( Asphyxie) gây tím đầu chi.
2. Biểu hiện :
Những cơn co thắt thường bắt đầu một bên chi sau đó lan sang bên kia hoặc khu trú một bên. Các ngón chân ít bị hơn ngón tay. Gót chân, mắt cá ngoài , mũi rất hiếm gặp tình trạng này.
2.1. Giai đoạn 1 : Một hoặc nhiều ngón tay tự nhiên thấy trắng ra tái nhợt, vàng, rắn, lạnh do thiếu máu đầu chi lan dần lên gốc chi. Đặc biệt ngón cái ít bị ảnh hưởng. Tuần hoàn ngừng đột ngột sẽ kèm theo cảm giác kiến bò, đau buốt, cứng tay và vụng về. Các đầu chi hơi giảm cảm giác đau và chi cũng trông nhỏ lại. Thiếu máu này chỉ khu trú vào 1- 2 ngón tay hoặc lan ra cả bàn tay, có khi lan ra cả cẳng tay.
2.2. Giai đoạn 2 : Diễn ra sau 1-2 phút giai đoạn 1 hoặc hàng giờ sau.
Các ngón có màu trở lại đỏ ,dần dần xanh tím, có khi thành đen, cũng lan lên vùng gốc chi. ấn tay vào có vết mất mầu, khi thả ra thấy lâu mới trở lại bình thường được. Đầu chi lạnh, cảm giác buốt,đau tăng lên hoặc đau dữ dội. Nếu dơ cao tay hoặc ngâm nước ấm làm giảm bớt thâm tím, lâu ngày các ngón tay trở thành dùi trống. Bệnh phát triển thành từng đợt, sau mỗi đợt cơn đau giảm bớt đi,thâm tím đầu chi trong một thời gian rồi cũng giảm , bị lạnh đột ngột bệnh lại tái phát.
3. Tiến triển :
Các cơn tê tay do thiếu máu động mạch chi thường xảy ra trong mùa lạnh, càng ngày càng nặng lên và thời gian kéo dài. Càng ngày cơn thiếu máu diễn ra cả mùa hè dẫn tới rối loạn dinh dưỡng vùng ngón khiến hoại tử đối xứng các đầu ngón tay hoặc ngón chân. Khi đó đầu các ngón thâm tím, giới hạn rõ và khu trú gồm cả quanh móng. Kèm theo xuất hiện những bọng nước nhỏ trong có chứa nước làm mủ vỡ ra để lại vết trợt, không loét. Những vết loét qua đi hoặc dai dẳng ở các đầu ngón , có thể hình thành sẹo tròn, lõm xen kẽ các vùng mất sắc tố.
Sau vết loét lặp lại nhiều lần, hoại tử chi có thể xảy ra và tiến triển nhanh. Hoại tử có thể một phần, một đốt hoặc cả ngón, nhiều ngón.
Thể cấp tính của bệnh nguy hiểm hơn vì có thể hình thành sẹo dễ dàng và có khi phá huỷ cả xương bàn ngón.
Cuối cùng là tình trạng xơ cứng đầu chi có thể đơn độc hoặc kèm hoại tử. Khi đó da đầu chi trở nên khô, bóng, hoại tử. Tổ chức da giảm đi, đốt cuối co lại , móng bị ảnh hưởng, ngón tay nhỏ lại. Da dính vào bên dưới ( Sclérodactylie).
4. Phân biệt với một số bệnh khác :
– Hiện tượng co mạch ngoại biên : là hiện tượng sinh lý do lạnh, xảy ra rõ rệt ở một số người. Tím tái đầu chi thường xuyên, không đau.
– Viêm động mạch ở đầu chi gây tắc mạch, thiếu máu dẫn đến hoại tử to hoặc nhỏ ở một và hai bên. Phát hiện được khi thăm dò động mạch hoặc chụp động mạch.
5. Điều trị co thắt mạch máu đầu chi như thế nào?
– Tránh lạnh , đeo găng tay, tránh nước lạnh, gió lạnh.
– Thoả mái về tinh thần và thể lực.
– Không hút thuốc , uống rượu và các gia vị kích thích.
– Thuốc an thần uống lâu.
– Vitamin B6, nặng có thể tiêm 1 gam/ ngày x 1-2 tháng.
– Các thuốc làm giãn mạch : Réserpin. Achétylcholin , Griséofulvin 500 mg – 1 gam / ngày ( làm giãn mạch nhỏ).
– Phong bế Novocain vào các hạch giao cảm. Ngoài ra có thể dùng botox trị liệu.
– Phẫu thuật .