Bí quyết

NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ HÌNH THÀNH MỤN TRỨNG CÁ

1. Nguyên nhân hình thành mụn trứng cá:

  • HORMONE: Có 1 loại hormon là Androgen được tiết ra nhiều hơn so với bình thường gây kích thích tuyến bã nhờn sản xuất dư thừa bã nhờn.
  • VI KHUẨN: khuẩn gây nên mụn trứng cá có tên là P. Acnes, chúng rất thích sinh sống ở môi trường bã nhờn. Khi lượng dầu đổ nhiều lên trên bề mặt da từ các tuyến bã thì đã tạo một môi trường cực kỳ thuận lợi cho vi khuẩn tăng sinh.
  • YẾU TỐ GEN: Gen được cho là có ảnh hưởng đến sự phát triển của mụn trứng cá ở mỗi cá thể. Vì vậy, nếu cả cha và mẹ đều bị mụn trứng cá, tỷ lệ con cái của mắc phải cũng sẽ cao hơn.
  • THUỐC: Một số loại thuốc có thể gây nên mụn trứng cá sau một thời gian sử dụng dài ngày như corticoid, lithium….
  • CÁC YẾU TỐ KHÁC: Chế độ ăn quá nhiều đường và tinh bột. Dùng quá nhiều sữa và chế phẩm từ sữa. Hút thuốc lá. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm gây bít tắc lỗ chân lông.

2. Cơ chế hình thành mụn:

  • Sự tăng tiết bã nhờn: Về mặt sinh lý, tuyến bã nhờn tiết ra một chất dầu gọi là bã nhờn có tác dụng bôi trơn tóc và da, duy trì độ ẩm tự nhiên. Tuy nhiên tăng tiết quá nhiều bã nhờn là một trong những nguyên nhân hình thành mụn.
  • Sự tăng sừng: Sự tăng sừng là hiện tượng lớp sừng (lớp ngoài cùng của biểu bì) phía ngoài da dày lên. Những lớp tế bào chết bị sừng hóa bất thường khiến các ống dẫn của tuyến bã nhờn bị bịt kín, làm gián đoạn quá trình tiết bã nhờn.
  • Việc da sản xuất quá nhiều bã nhờn (sự tăng tiết bã nhờn) kết hợp với việc tích tụ các lớp tế bào chết (sự tăng sừng) xảy ra ở nang lông dẫn đến sự bít tắt lỗ chân lông. Hiện tượng này khiến các vách nang phình lên, dẫn đến sự hình thành mụn đầu trắng, hoặc mụn đầu đen nếu phần bít tắt ấy ở gần bề mặt da.
  • Quá trình thâm nhập của vi sinh vật: Một số vi khuẩn thông thường sống trên da một cách vô hại (propionibacteria) có thể phát triển mạnh và thâm nhập các nang bị bịt kín, dẫn đến sự hình thành các nốt sần, mụn mủ, mụn bọc hoặc mụn.
  • Sự viêm nhiễm nang: Hậu quả của những hiện tượng trên khiến da ửng đỏ và viêm nhiễm. Trong một vài trường hợp, các vách nang vỡ ra ở giai đoạn cuối của quá trình viêm nhiễm. Chất béo, axit béo, tế bào sừng (đã chết), vi khuẩn và các mảnh tế bào được giải phóng, tạo thành các vết viêm nhiễm rộng và sâu ở các mô lân cận.
  • Ngoài ra sự hình thành mụn còn có mặt của một số loại nấm hoặc demodex là các loài sống kí sinh trên da.

Chính vì vậy để hiểu rõ nguyên nhân và trị dứt điểm tình trạng mụn trứng cá, tốt hơn hết bạn nên tới các cơ sở có bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn phù hợp.

Back to list

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageChange Image