Biến chứng Filler là một trong những nỗi sợ khi lựa chọn sai đơn vị trị liệu. Loại chất làm đầy này thường được sử dụng trong thẩm mỹ để làm mờ các nếp nhăn, gấp, làm phẳng sẹo và cải thiện tình trạng da. Trên thị trường có nhiều loại filler khác nhau như axit hyaluronic, canxi hydroxyapatite, PLLA… Trong số đó, axit hyaluronic được ưa chuộng nhất vì an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng filler có thể gây ra các biến chứng. Để tránh biến chứng này, việc tiêm filler cần phải tuân thủ một số nguyên tắc như nắm rõ giải phẫu, có kỹ thuật tiêm đúng và lựa chọn sản phẩm phù hợp ngoài ra cần biết cách xử trí kịp thời phòng tai hoạ khó lường.
1. Biến chứng filler thường gặp nhất là bầm tím lan toả:
Xảy ra khi tiêm filler diện rộng, tiêm theo hình nan hoa, hoặc vỡ mạch máu lớn. Để tránh, cần sử dụng kim nhỏ và kỹ thuật tiêm đúng cách. Đối với bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông, nên ngưng thuốc trước khi tiêm filler. Khi tiêm filler, các biểu hiện như sưng, bầm tím nhẹ thường không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Các dấu hiệu này sẽ biến mất trong vài ngày nếu người bệnh chăm sóc vùng da sau tiêm hợp lý.
2. Biến chứng filler tiếp theo không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng thẩm mỹ là filler gập ghềnh:
Thường xảy ra khi tiêm quá nông hoặc không đều hoặc filler kém chất lượng. Tình trạng này càng xuất hiện nhiều ở các loại filler vĩnh viễn dạng silicon lỏng. Filler bị vón cục có thể xuất hiện ngay sau tiêm hoặc sau vài ngày, vài tháng, thậm chí vài năm sau tiêm. Ở các trường hợp nặng, cục u lớn còn gây biến dạng mặt. Khi bị vón cục, có thể cần tiêm tan filler hoặc bắt buộc thực hiện thủ thuật nạo vét. Hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để xác định thành phần của filler và có hướng xử lý an toàn nhất.
3. Biến chứng filler -Mất cân đối: Do lượng filler không đồng đều hoặc tiêm quá ít hoặc quá nhiều. Cách xử trí là tiêm thêm filler vào vùng bị lõm.
4. Biến chứng filler- Hiệu ứng Tyndall: Là hiện tượng da vùng tiêm có màu xanh nhạt do tiêm vào vùng da mỏng. Để xử trí, có thể sử dụng hyaluronidase hoặc laser, băng ép.
5. Biến chứng filler- Filler bị di chuyển: Xảy ra do massage quá mạnh sau thủ thuật. Để phòng tránh, bệnh nhân cần được hướng dẫn không nên sờ nắn vùng tiêm.
6. Biến chứng filler- Sưng nề kéo dài: Cần chườm lạnh và sử dụng thuốc kháng histamin để giảm sưng nề.
7. Biến chứng filler- Ban đỏ kéo dài: Có thể xử trí bằng laser hoặc IPL để làm teo mạch máu.
8. Nhiễm trùng thứ phát: Xảy ra khi có vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào vùng tiêm. Để phòng tránh, cần thực hiện biện pháp tránh nhiễm khuẩn và sử dụng kháng sinh khi cần thiết.
9. Biến chứng filler- U hạt: Thường là biến chứng muộn, có thể xử trí bằng corticosteroid hoặc cắt bỏ.
10. Biến chứng filler- Keratoacanthomas: Là khối u biểu mô lành tính, hiếm gặp sau tiêm filler.
11. Biến chứng filler-Tắc mạch máu
Thiếu máu mô hoặc giảm máu cung cấp đến mô là một biến chứng nghiêm trọng, có thể gây ra hoại tử mô. Nguyên nhân là do chèn ép hoặc tiêm filler vào mạch máu. Biểu hiện lâm sàng là mảng tím hoại tử hoặc trắng nhợt theo đường đi của mạch máu, có thể đau hoặc không. Triệu chứng lâm sàng có thể xuất hiện ngay sau tiêm hoặc trong vòng 6 giờ sau thủ thuật.
Tránh tiêm vào mạch máu là một kĩ năng khó khi tiêm filler. Do độ nhớt cao của chất filler, và kim tiêm thường nhỏ nên việc hút trước khi tiêm không có nhiều ý nghĩa. Áp lực bơm không quá cao, giữ kim chuyển động trong quá trình tiêm, dùng thể tích tiêm phù hợp.
12. Biến chứng filler khác là để lại Sẹo: hiếm gặp nhưng có thể xẩy ra trong bất kì trường hợp nào, đặc biệt là gặp trong các trường hợp có biến chứng sau tiêm. Yếu tố nguy cơ: Bệnh nhân có tiền sử sẹo lồi, sẹo phì đại; tiêm dùng kim lớn (tiêm mỡ tự thân).
Nếu bạn cần tham vấn chuyên sâu vui lòng đặt lịch với bs Mạnh Linh bạn nhé !