- Các loại nám da thường gặp :
Mục lục bài viết
- 1 1.1 Nám mảng
- 2 1.2 Nám đốm
- 3 1.3 Nám hỗn hợp
- 4 2.1 Ức chế tyrosinase
- 5 a/ Hydroquinone
- 6 b/ Arbutin
- 7 c/ Axit Kojic
- 8 d/ Axit azelaic
- 9 e/ Các tác nhân tương tự như flavonoid
- 10 2.2 Ức chế vận chuyển melanosome
- 11 2.3 Can thiệp vào sự tương tác của tế bào sừng-tế bào hắc tố
- 12 2.4 Tăng tốc độ chu chuyển và bong tróc biểu bì
- 13 a/ Retinol và các retinoids khác
- 14 b/ Acid Salicylic (BHA)
- 15 2.5 Chất chống oxy hóa Axit ascorbic và các dẫn xuất Vitamin C
- 16 2.6 Ứng dụng công nghệ peel và ánh sáng trong điều trị bệnh lý tăng sắc tố
- 17 2.7 Chống nắng
1.1 Nám mảng
Là một trong các loại nám da phổ biến nhất thường gặp ở phụ nữ và hình thành do các tế bào melanocyte sản sinh hạt màu da. Khi da tiếp xúc với nắng mặt trời thì các hạt sắc tố càng lan rộng và màu đậm hơn. Nám mảng nếu không được điều trị sớm rất dễ trở nên nặng hơn và khó chữa. Những mảng nám lớn càng ngày càng đậm lên khiến người bệnh mặc cảm cả trong công việc lẫn cuộc sống.
Đặc điểm
- Xuất hiện ban đầu thành từng mảng nhỏ và dần lan rộng thành các mảng nám lớn với diện tích rộng khi có điều kiện thuận lợi
- Hình thành trên bề mặt da và tập trung chủ yếu 2 bên gò má, trán, mũi và cằm, có khi che kín cả khuôn mặt, làm cho gương mặt trở nên tối đi
- Da khô, xuất hiện nhiều nếp nhăn làm cho tính thẩm mỹ trên gương mặt giảm đi.
- Màu nám thường nhạt, có biên giới xác định rõ, chân nám ăn nông chủ yếu ở thượng bì và lớp ngoài cùng của tế bào da.
Nguyên nhân hình thành
- Chịu tác động chủ yếu từ môi trường nắng nóng, ô nhiễm
- Sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng
- Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài
- Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ do thai kỳ hoặc bệnh lý ảnh hưởng hệ nội tiết
- Bức xạ (tia cực tím, ánh sáng nhìn thấy được, tia hồng ngoại)
1.2 Nám đốm
Thường xuất hiện ở những phụ nữ trên 30 hoặc trong thời kỳ tiền mãn kinh do rối loạn nội tiết tố trong cơ thể do các tế bào melanocyte đẩy hắc sắc tố melamin xuống trung bì. Điều trị nám đốm gặp rất nhiều khó khăn nhưng hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ laser chọn lọc nên hoàn toàn có thể trị liệu dễ dàng và lâu dài.
Đặc điểm
- Nám đốm xuất hiện trên da dưới hình dạng là những nốt tròn, có kích thước to bằng đầu đũa.
- Các đốm tròn có màu sắc từ nâu nhạt tới đen đậm nên hay bị nhầm lẫn là vết thâm mụn
- Xuất hiện theo từng đốm tròn nhỏ hoặc thành từng chùm, tập trung chủ yếu đối xứng hai bên má, trán, cằm
- Chân nám nằm sâu dưới lớp hạ bì.
Nguyên nhân hình thành
- Do di truyền
- Sự thay đổi nội tiết tố do thai kỳ
- Sống trong môi trường ô nhiễm, nắng nóng
- Lão hóa
- Bức xạ (tia cực tím, ánh sáng nhìn thấy được, tia hồng ngoại)
1.3 Nám hỗn hợp
Là tình trạng bao gồm nám mảng và nám chân sâu. Đây là tình trạng nám nặng nề và khó điều trị hơn cả.
Loại nám này nếu điều trị không tốt sẽ làm cho sắc tố melanin hình thành nhiều hơn tạo nên những mảng lớn có màu đen như tình trạng cháy da.
Đặc điểm
Bao gồm cả đặc điểm của nám đốm và nám mảng. Các vết nám hỗn hợp xuất hiện rải rác, nhỏ như đầu tăm hoặc tập trung thành từng đám trên trán, cằm, má, sống mũi, quanh mắt và hai bên gò má.
Nguyên nhân hình thành
- Di truyền
- Thay đổi nội tiết tố
- Lão hóa da
- Thời kỳ tiền mãn kinh
- Bức xạ (tia cực tím, ánh sáng nhìn thấy được, tia hồng ngoại)
- Cách điều trị nám hiệu quả:
2.1 Ức chế tyrosinase
Tyrosinase là một enzym quan trọng để tổng hợp melanin, vì thế ức chế tyrosinase được xem là phương pháp làm sáng da hiệu quả và phổ biến nhất với các hoạt chất sau:
a/ Hydroquinone
Hydroquinone (1,4-dihydroxybenzene) là tiêu chuẩn để điều trị tăng sắc tố trong trong rất nhiều thập kỷ. Hydroquinone ức chế hoạt động của enzyme tyrosinase bằng liên kết vị trí hoạt động tại histidine và làm giảm sản xuất hắc tố. Ngoài ra, hydroquinone gây ra phá hủy lipid màng và protein của tyrosinase.
Hydroquinone cũng được cho là làm cạn kiệt glutathione, làm giảm sự tổng hợp DNA và RNA đồng thời với sự suy thoái melanosome và tổn thương tế bào hắc tố. Do rủi ro của các tác dụng phụ như mất sắc tố vĩnh viễn và chứng viêm da ngoại sinh sau khi sử dụng lâu dài, hydroquinone đã bị Ủy ban Châu Âu cấm (24th Dir 2000/6 / EC). Tuy nhiên nếu dùng ở nồng độ phù hợp và được kiểm soát bởi bác sĩ da liễu kết hợp với sự tuân thủ trong điều trị chất này vẫn được đánh giá là tiêu chuẩn vàng trong điều trị bệnh lý tăng sắc tố.
b/ Arbutin
Arbutin là một loại quinone khác- một dẫn xuất của hydroquinone (hydroquinone- O -β-D-glucopyranoside) và được tìm thấy trong quả nam việt quất, quả việt quất, lúa mì và lê. Arbutin được sử dụng điều trị hiệu quả các rối loạn tăng sắc tố và ít gây độc tế bào melanocyte hơn hydroquinone. So với hydroquinone, arbutin ức chế sự hình thành hắc tố bằng cách liên kết cạnh tranh và thuận nghịch với tyrosinase mà không ảnh hưởng đến phiên mã mRNA của tyrosinase. Và đương nhiên Arbutin cũng sẽ có tác dụng “nhẹ” hơn so với hợp chất mẹ Hydroquinone. Điều này là do Arbutin có cấu tạo hóa học ở dạng glycoside, nơi liên kết glycosidic cần được phân cắt trước khi ảnh hưởng đến tyrosinase (xem hình dưới).
c/ Axit Kojic
Axit Kojic (5-hydroxy-2-hydroxymethyl-4 H -pyran-4-one) là một chất chuyển hóa nấm ưa nước có nguồn gốc tự nhiên thu được từ các loài Acetobacter, Aspergillus và Penicillium. Hoạt động của axit kojic được cho là phát sinh từ việc chelat hóa các nguyên tử đồng trong vị trí hoạt động của tyrosinase cũng như ngăn chặn sự biến đổi của dopachrome thành axit 5,6-dihydroxyindole-2-carboxylic. Mặc dù axit kojic là một phương pháp điều trị nám phổ biến, nhưng chúng có thể gây ra viêm da tiếp xúc, mẫn cảm và ban đỏ.
d/ Axit azelaic
Axit azelaic (axit 1,7-heptanedicarboxyilic) là một axit dicarboxylic bão hòa được tìm thấy tự nhiên trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch. Đây là một chất tự nhiên được tạo ra bởi Pityrosporum ovale – một chủng nấm men. Axit azelaic được sử dụng như một phương pháp điều trị mụn trứng cá, bệnh trứng cá đỏ, sắc tố da, tàn nhang, mụn đầu đen và mụn thịt do tuổi già. Hợp chất này có thể liên kết các nhóm amino và cacboxyl và có thể ngăn chặn sự tương tác của tyrosine trong vị trí hoạt động của tyrosinase và do đó hoạt động như một chất ức chế cạnh tranh.
e/ Các tác nhân tương tự như flavonoid
Có khoảng 4000 flavonoid được xác định cho đến nay được tìm thấy trong thực vật. Chúng được ghi nhận có tác dụng chống viêm, kháng virus, chống oxy hóa và chống ung thư. Một số flavonoid được sử dụng làm sáng da như aloesin, dẫn xuất hydroxystilbene và chiết xuất cam thảo.
Aloesin có khả năng ức chế cạnh tranh tyrosinase và ức chế hoạt động của TH và DOPA oxidase. Một số loại flavonoid làm sáng da hiệu quả hơn resveratrol. Resveratrol được tìm thấy trong rượu vang đỏ và đã được chứng minh là làm giảm hoạt động của tyrosinase. Một flavonoid khác là cam thảo( glabiridin) được chứng minh ức chế hoạt động của tyrosinase trong các tế bào u ác tính ở chuột B16.
2.2 Ức chế vận chuyển melanosome
Niacinamide có tác dụng ức chế sự chuyển giao melanosome. Niacinamide không ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của tyrosinase hoặc trên sự hình thành hắc tố trong các tế bào hắc tố đơn. Tuy nhiên, chúng chỉ ức chế 35–68% sự chuyển melanosome trong mô hình nuôi cấy và làm giảm sắc tố da. Một giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành sắc tố da là chuyển các melanosome trưởng thành vào tế bào sừng. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản là việc “nhuộm màu” cho các tế bào biểu bì trên da.
Hình trên cho thấy tế bào hắc tố biểu bì của con người được “nhuộm màu” từ quá trình vận chuyển melanosome (A). Qua hình phóng đại (B), chúng ta có thể biết được sự nhuộm màu melanosome mạnh ở các đầu đuôi gai.
Niacinamide là một dạng hoạt tính sinh học của niacin (vitamin B3) và được tìm thấy trong nấm men và rau củ và là tiền chất quan trọng của NADH (nicotinamide adenine dinucleotide) và NADPH (nicotinamide adenine dinucleotide phosphate). Ngoài việc giúp cải thiện chức năng hàng rào da, giảm sản xuất bã nhờn, Niacinamide còn được dùng cho các vấn đề tăng sắc tố, mẩn đỏ và nếp nhăn.
2.3 Can thiệp vào sự tương tác của tế bào sừng-tế bào hắc tố
Trước hết ta cần hiểu về yếu tố plasmin trong việc hình thành hắc tố. Quá trình tiếp xúc với tia UV gây ra sự tổng hợp chất hoạt hóa plasminogen và hoạt động của plasmin trong tế bào sừng. Tiền chất được kích hoạt bởi plasmin sẽ tham gia sản xuất axit arachidonic và có thể dẫn đến hình thành hắc tố. Plasmin cũng dẫn đến giải phóng yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi cơ bản là một yếu tố tăng trưởng tế bào hắc tố mạnh. Khi đó, axit tranexamic sẽ giúp ngăn chặn sự liên kết của plasminogen với tế bào sừng, dẫn đến ít axit arachidonic hơn, sau đó làm giảm sự hình thành hắc tố ở tế bào hắc tố. Bằng cách uống hoặc tiêm trong da, lăn kim.., axit tranexamic có thể điều trị các loại nám da hỗn hợp. Hiệu quả của đường bôi thì còn tuỳ thuộc vào nồng độ và công thức sản phẩm.
2.4 Tăng tốc độ chu chuyển và bong tróc biểu bì
Các tác nhân hóa học được sử dụng để tẩy tế bào chết cũng thường được sử dụng làm thành phần hỗ trợ làm sáng da vì chúng loại bỏ lớp tế bào sừng trên cùng có chứa melanin. Bạn có thể hiểu như việc “lột tẩy” lớp da đã bị “nhuộm màu” trên cùng vậy .
Điển hình là các axit như α-hydroxyacid (AHA), axit salicylic(BHA), axit linoleic và axit retinoic (Tretinoin, Retinol). Ngoài việc tăng tốc chu chuyển biểu bì, một số axit này cũng đã được chứng minh là có tác dụng trên tyrosinase. Ví dụ, AHA có thể hoạt động bằng cách ức chế trực tiếp tyrosinase mà không ảnh hưởng đến sự biểu hiện của mRNA hoặc protein. Ngoài ra, các axit béo không bão hòa như axit linoleic cũng có tác dụng lên hoạt động của tyrosinase.
a/ Retinol và các retinoids khác
Trước tiên bạn cần hiểu rằng, Retinol, Tretinoin cũng như nhóm Retinoids là hoạt chất hỗ trợ đắc lực trong điều trị vấn đề sắc tố. Tuy nhiên để có hiệu quả, bạn vẫn phải kết hợp thêm các thành phần tác động đến cơ chế hình thành sắc tố mà bs Mạnh Linh có nói phía trên. Tretinoin (hay Retinol chuyển hoá) sẽ tạo ra các axit retinoic sẽ giúp tăng tốc chu trình sản sinh tế bào mới, ức chế chuyển giao melanosome. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt chất điều trị khác phát huy tác dụng. Cũng có một số nghiên cứu cho thấy các dẫn xuất vitamin A còn ảnh hưởng đến sự tổng hợp melanin thông qua việc điều chỉnh giảm biểu hiện của tyrosinase và protein liên quan đến tyrosinase.
Nguồn: https://academic.oup.com/bbb/article/72/10/2589/5941271
b/ Acid Salicylic (BHA)
BHA cụ thể là Salicylic Acid (SA) giúp hỗ trợ cải thiện vấn đề sắc tố thông qua cơ chế lột tẩy làm bong lớp sừng chứa nhiều sắc tố. Tức lấy đi lớp da bị đen sạm phía trên và không tác động trực tiếp đến quá trình sinh sắc tố.
Ở nồng độ cao trên 20%, SA được dùng trong peel điều trị nám thượng bì, với cơ chế lấy đi những lớp tế bào thượng bì mang sắc tố. Tuy nhiên vẫn cần phối hợp với những chất ức chế sắc tố khác và kem chống nắng để mang lại hiệu quả điều trị và hạn chế tái phát.
Với nồng độ thấp hơn khoảng 2% SA được dùng như một hoạt chất tẩy da chết giúp các chất ức chế melanin khác hấp thụ qua da dễ hơn, có thể kể đến như Hydroquinone, tretinoin, retinol, arbutin…
2.5 Chất chống oxy hóa Axit ascorbic và các dẫn xuất Vitamin C
Chúng được xem là những chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh nhất của cơ thể con người và được công nhận chống lão hóa mạnh mẽ, có tác dụng ổn định và kích thích tổng hợp đồng thời làm giảm sự suy thoái collagen. Ngoài ra còn làm giảm tăng sắc tố da vì ức chế sự tổng hợp melanin. Vitamin C tương tác với các ion đồng (Cu) tại vị trí hoạt động của tyrosinase và ức chế hoạt động của enzyme tyrosinase, do đó làm giảm sự hình thành melanin.
Trong số các dẫn xuất thì axit L-ascorbic phổ biến nhất nhưng thâm nhập vào da kém do chúng ưa nước và không ổn định, không thể xuyên qua lớp sừng kỵ nước. Nhà bào chế nghĩ tới giảm độ axit của axit L-ascorbic dưới 3.5 PH bằng cách bổ sung axit ferulic. Ngoài ra có hai công thức vitamin C dạng bôi phổ biến bao gồm ascorbyl-6-palmitate và magie ascorbyl phosphate (MAP)- chúng đều là dạng vitamin C ưa béo, được este hóa, ổn định ở pH trung tính. Một số dẫn xuất được este hóa, ổn định khác của vitamin C là dinatri isostearyl 2-0 L-ascorbyl phosphate, axit ascorbic sulphat, và axit ascorbic tetraisopalmitoyl. Thông thường để có hiệu quả sinh học trên da cần nồng độ vitamin C cao hơn 8% nhưng nếu trên 20% hầu như không có ý nghĩa sinh học mà gây ra một số kích ứng. Tức nồng độ phù hợp trong khoảng từ 10 đến 20%.
2.6 Ứng dụng công nghệ peel và ánh sáng trong điều trị bệnh lý tăng sắc tố
Ngoài các hoạt chất kể trên, chúng ta còn có một số phương pháp thẩm mỹ được sử dụng phổ biến trong điều trị tăng sắc tố như thay da hoá học, sử dụng ánh sáng IPL, laser, sóng vô tuyến RF. Những cách này thường mang đến hiệu quả nhanh, rõ rệt nhưng cũng cần chọn được cơ sở uy tín, với chế độ chăm sóc hợp lý sau khi thực hiện.
2.7 Chống nắng
Chống nắng luôn là yếu tố quan trọng trong tất cả các phương thức điều trị cho các rối loạn sắc tố, đặc biệt là nám da. Nếu không bảo vệ da khỏi tác động của ánh sáng, hiệu quả điều trị của bạn sẽ rất thấp dù là với lựa chọn điều trị nào. Tia UVB (290-315 nm), UVA (315-400 nm) và ánh sáng nhìn thấy (400-700 nm) đều kích thích tế bào hắc tố sản xuất melanin.
Tuỳ vào nhu cầu cũng như tình trạng da, bạn có thể chọn cho mình loại kem chống nắng phù hợp, tốt nhất là loại phổ rộng (ngăn cả UVA và UVB). Kem chống nắng vật lý với kẽm hoặc titanium dioxide thường được khuyên dùng nhiều nhất do chúng có khả năng bảo vệ da khỏi tia UV bước sóng dài. Một số sản phẩm kem chống nắng hoá học với hệ nền, công thức tốt vẫn có thể tăng phổ bảo vệ bằng cách giảm sản sinh các gốc tự do trong khi vẫn ổn định và hấp thụ.
3. Tại sao nên lựa chọn điều trị nám với Bs Mạnh Linh tại TP Hồ Chí Minh?
Hiện tại có rất nhiều cơ sở trị liệu da liễu chuyên nghiệp và uy tín. Tuy nhiên nếu bạn mong muốn một nơi trị liệu Độc Bản- Đo Ni Làn Da. Tức bạn được khám và chẩn đoán, lên phác đồ, trị liệu đúng theo nền da vốn có của bạn thì cơ sở bs Mạnh Linh chính là một lựa chọn không thể thay thế được. Tại cơ sở trị liệu, bằng các phác đồ độc bản và phương pháp laser sáng tạo độc nhất, góc nhìn toàn diện sẽ giúp bạn loại bỏ nám và sắc tố hiệu quả.
Mọi thông tin liên hệ tư vấn trị liệu:
www.drmanhlinhmd.com
Hotline: 0931318891 – 0931118943
Địa chỉ: 213 Nguyễn Hồng Đào, p14, Tân Bình.
Giờ hoạt động: 9h00-19h00 hàng ngày.
Trân trọng