Chưa được phân loại

Lão hoá da và 4 điều cần biết

LÃO HOÁ DA

1- Phân loại lão hoá da

  • Lão hóa tự nhiên (nội sinh): xuất phát từ bên trong cơ thể, xảy ra khi con người già đi và được đặc trưng bởi các nếp nhăn nhỏ và lớp biểu bì mỏng đi. Có thể hiểu đơn giản hoá như xe Honda đi lâu ngày bị cũ và mài mòn phụ tùng.
  • Lão hoá ngoại sinh: Ngược lại, lão hóa bên ngoài được đặc trưng bởi các nếp nhăn sâu hơn, da chùng nhão và tăng sắc tố, chủ yếu là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Dù là lão hóa nào đều là kết quả của sự teo dần của lớp trung bì. Một trong những cơ chế chính là giảm số lượng chất nền ngoại bào (ECM), đặc biệt là collagen ở lớp này. Ở da lão hóa, giảm sản xuất và sự suy thoái collagen tăng lên . Hầu hết các phương pháp chống lão hóa đều nhằm mục tiêu đảo ngược quá trình này.

2- Sự thay đổi ở lớp biểu bì (thượng bì)

2.1 Hàng rào thẩm thấu biểu bì bị tổn thương

Đây chính là hàng rào bảo vệ đầu tiên cho da. Chúng nằm ở lớp sừng ngoài cùng của biểu bì. Bạn có thể tưởng tượng các lá sừng corneocyte là “gạch”, lipid là “vữa”. Lúc này đây, “gạch” và “vữa” sẽ liên kết với nhau tạo thành một bức tường thành vững chắc.Chức năng của hàng rào thẩm thấu này là bảo vệ da và ngăn chặn các yếu tố gây hại, cân bằng độ ẩm trên da. Và đặc biệt là ngăn cản sự mất nước từ nhiều lớp phía dưới qua da (không bao gồm mất nước sinh lý qua các tuyến bài tiết của da). Khi lão hoá xảy ra khiến cho:

  • Tăng trưởng và tăng sinh tế bào sừng ở lớp biểu bì giảm đồng thời Quá trình apoptosis ( chết theo chương trình) của tế bào sừng tăng lên- tức khi tế bào không còn cần thiết hoặc có thể trở thành mối đe dọa cho sinh vật, nó sẽ tự chết và thường sẽ không ảnh hưởng đến các tế bào lân cận.
  • Suy giảm các protein cấu tạo nên hàng rào tính thấm của biểu bì, bao gồm filaggrin, loricrin và các protein khác do sự thiếu hụt hàm lượng canxi trong lớp hạt thuộc cấu trúc da khi làn da “già đi”, dẫn đến những “viên gạch” corneocyte bị lỗi và ảnh hưởng đến toàn bộ hàng rào thẩm thấu của biểu bì.
  • Ngoài những “viên gạch” bị lỗi trên, việc giảm sản xuất “vữa”- sự thiếu hụt các loại lipid bao gồm cholesterol, axit béo tự do và ceramide cũng làm tổn hại hàng rào thẩm thấu biểu bì.
  • Ngoài ra còn bao gồm sự suy giảm axit hyaluronic (HA) đối với làn da lão hoá. Các nghiên cứu đã chỉ ra axit hyaluronic có khả năng kích thích sự phân hóa tế bào sừng và sản xuất lipid, từ đó giúp tăng cường chức năng hàng rào tính thấm của biểu bì.

Kết quả là hàng rào biểu bì bị tổn thương, da sẽ vô cùng nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn xâm nhập, dễ gặp nhiễm trùng, ngứa, viêm da. Nếu bạn gãi, chà xát  thì ‘cửa sổ’ biểu bì sẽ tiếp tục mở ra, các chất độc hại lại càng dễ xâm nhập.Nhưng quá trình phục hồi hàng rào ở da lão hoá lại khá chậm trễ dẫn đến tình trạng này kéo dài có thể gây ra viêm nhiễm toàn thân.

2.2 Giảm hydrat hóa (mất nước) ở lớp sừng

Hydrat hoá chính là quá trình giữ nước ở tế bào. Theo thời gian, làn da lão hoá sẽ gặp phải tình trạng khô sạm, kém săn chắc. Đây chính là hệ quả của quá trình giảm hydrat hoá lớp sừng. Hydrat hóa của lớp sừng trong suốt cuộc đời cao nhất ở tuổi 40 sau đó là sự suy giảm, đặc biệt là ở mặt và cổ do các nguyên nhân sau:

  • Thứ nhất, do hàm lượng lipid và protein trong lớp sừng giảm. Trong số các lipid ở lớp sừng này, ceramide thể hiện đặc tính giữ nước. Do đó sử dụng ceramides bằng đường uống hoặc bôi tại chỗ có thể làm tăng hydrat hóa lớp sừng.
  • Thứ hai, do sự suy giảm mức Filaggrin- một protein liên quan đến sợi liên kết với các sợi keratin trong các tế bào biểu mô. Các chất chuyển hóa của Filaggrin, bao gồm axit trans-urocanic và axit pyrrolidone carboxylic, là những chất dưỡng ẩm tự nhiên trên da.
  • Thứ ba, do cả hàm lượng bã nhờn và glycerol đều giảm ở làn da lão hoá so với trẻ.
  • Cuối cùng, do mức độ Aquaporin 3 giảm ở lớp biểu bì của làn da lão hoá. Theo đó, Aquaporin (còn được gọi là kênh nước) là các phân tử có bản chất protein, chịu trách nhiệm như một “kênh trung gian” giúp vận chuyển lượng nước ra vào tế bào một cách trơn tru, hiệu quả, đồng thời ngăn không cho nước tương tác với các phần kỵ nước điển hình của hai lớp phospholipid.

2.3 Hệ quả mất nước qua lớp sừng:

Hệ quả mất nước lớp sừng, thường gặp trong xài kem trộn lâu năm làm tăng viêm nhiễm và suy giảm chất lượng tế bào mast (là loại tế bào giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và hỗ trợ chữa lành vết thương bằng cách giải phóng các chất như histamine và leukotrienes. Tuy nhiên khi giảm hydrat hoá ở da khiến số lượng tế bào mast trong cơ thể gia tăng và giải phóng quá nhiều histamine.) khiến hàm lượng histamine trong lớp bì tăng lên. Từ đó kéo các phản ứng dị ứng.  Điều này sẽ gây ra các triệu chứng ngứa rát, viêm da và làm trầm trọng thêm các tình trạng viêm đã có từ trước, chẳng hạn như viêm da dị ứng và chàm.

2.4 Tăng độ pH bề mặt da

Tại lớp thượng bì chúng ta còn có thêm lớp màng acid mantle trên cùng bao bọc cả hydrolipid. Vì được tạo nên bởi thành phần của tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi, acid mantle sẽ có tính acid nhẹ với độ pH từ 4.5-5.5. Ở độ pH này, vi khuẩn sẽ rất khó bám và làm hại da của chúng ta. Và màng acid mantle có thể phá hủy lớp màng tế bào của vi khuẩn và tiêu diệt chúng hiệu quả. Chính vì thế, việc duy trì độ pH lý tưởng cho màng acid mantle trên da là rất quan trọng.

Khi da lão hoá, độ pH này sẽ bị đẩy lên cao do sự suy giảm hàm lượng bã nhờn và mức độ NHE1, sPLA2 và filaggrin trong da. Hệ quả của quá trình này là sự tổn thương hàng rào biểu bì, da mất đi khả năng kháng khuẩn tự nhiên từ đó dễ bị nhiễm trùng, dị ứng và thường xuyên phải đối mặt với các triệu chứng viêm da.

3. Cấu tạo lớp trung bì:

3.1 Cấu tạo:

  • Sợi collagen: là thành phần chính của ECM, chiếm 75% trọng lượng khô của da, cung cấp độ bền kéo và độ đàn hồi. Trong da người, collagen loại I chiếm 80 đến 90% ;loại III chiếm 8 đến 12% và loại V chiếm <5%. Thông thường, các bó collagen sẽ tăng kích thước khi càng xuống sâu hơn trong lớp hạ bì.
  • Sợi elastin: là một loại sợi đàn hồi đưa da trở lại cấu hình bình thường sau khi bị kéo căng hoặc biến dạng.
  • Các thành phần khác của ECM là proteoglycans (PGs) và glycosaminoglycans (GAGs), là những chất vô định hình chiếm 0,2% trọng lượng khô của lớp hạ bì, nhưng chúng hấp thụ nước gấp 1000 lần thể tích của chúng và có vai trò trong việc điều chỉnh khả năng liên kết của các cấu trúc khác và nén nước tạo nên sự đầy đặn về thể tích của lớp hạ bì- Tương tự như thạch.
  • Nguyên bào sợi: là các tế bào thường trú ở lớp da và được biệt hóa(sinh ra) từ các tế bào trung mô.Nguyên bào sợi chịu trách nhiệm tổng hợp và phân hủy các protein ECM dạng sợi và vô định hình.

3.2 Nhận định:

Nói tóm gọn hơn, sợi Collagen là thành phần chính của ECM, góp phần lớn và quan trọng trong việc giữ da luôn căng, phẳng và đàn hồi. Sợi Elastin dù chiếm thành phần nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng liên kết các sợi Collagen cũng như các cấu trúc khác của da và giữ nước cho làn da. Từ đó tạo nên sự đầy đặn, căng khoẻ, đàn hồi của làn da. Còn nguyên bào sợi sẽ giúp tổng hợp nên collagen, elastin, các cơ chất ngoại bào cấu thành mô liên kết, góp phần vào quá trình làm lành vết thương

Ngoài ra, các thành phần tế bào khác của da bao gồm các tế bào miễn dịch như tế bào mô, tế bào mast và tế bào biểu bì da, tế bào nội mô và phần phụ của da, cũng có những thay đổi nhất định trong quá trình lão hóa. Đặc biệt là những thay đổi ở các tế bào biểu bì.

4.Tác động của lão hoá đến lớp trung bì

4.1 Collagen:

Sợi collagen ở da lão hoá thì sẽ phân mảnh và phân bố thô hơn. tăng suy thoái collagen; giảm tổng hợp collagen; thiếu hụt tổng lượng collagen của da. Quá trình này dẫn đến những thay đổi thấy được như da nhăn và mất độ đàn hồi.

Bởi cả nguyên nhân nội sinh và ngoại sinh, các loại oxy phản ứng (ROS) được tạo ra trong quá trình lão hóa sẽ kích hoạt các kinase protein( men tiêu protein) hoạt hóa mitogen (MAPK) và tạo ra các yếu tố phiên mã, bao gồm protein hoạt hóa 1 (AP-1) và yếu tố hạt nhân-κB (NF-κB). Sự hoạt hóa này làm tăng sự sản xuất các men metalloproteinase (MMP) và ức chế tín hiệu yếu tố tăng trưởng biến đổi-β (TGF-β), cả chuỗi phản ứng trên sẽ dẫn đến phân mảnh collagen và làm giảm tổng hợp collagen. Cuối cùng, phản ứng tuần hoàn tiếp tục đẩy nhanh tiến trình lão hoá so với ban đầu.

4.2 Sợi đàn hồi elastin

Khi lão hóa,sợi đàn hồi elastin sẽ bị ảnh hưởng và trải qua những thay đổi về cấu trúc. Với lão hoá nội sinh, sợi elastin sẽ bị đứt gãy hoặc phân huỷ. Với yếu tố ngoại sinh (ánh nắng mặt trời) dù cả collagen và eslatin đều bị đứt gãy dưới tác động của UV. Nhưng luôn có phản ứng bù trừ tăng sinh thêm các sợi đàn hồi, tuy nhiên chúng lại được sắp xếp một cách vô tổ chức và có chức năng đàn hồi khá kém. Đồng thời cũng làm da mất đàn hồi, xuất hiện nếp nhăn như lão hoá nội sinh.

Liên hệ đặt lịch trị liệu lão hoá độc bản cùng bs Mạnh Linh theo thông tin:

www.drmanhlinhmd.com
Hotline:0931318891 – 0931118943
* Địa chỉ: 213 Nguyễn Hồng Đào, p14, Tân Bình.
Giờ hoạt động: 9h30-18h hàng ngày.
Trân trọng

Tài liệu tham khảo:

1-skin aging

2- Aging- wikipedia

Back to list

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageChange Image