BỆNH HỌC DA, Chưa được phân loại

bệnh tổ đỉa, chàm tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa, chàm tổ đỉa là tình trạng xuất hiện mụn nước trên da lòng bàn tay, lòng bàn chân và rìa ngón tay, ngón chân mọc rải rác hoặc tập trung khó vỡ, gây ngứa, khó chịu.

  1. Phân loại thể bệnh: Bệnh tổ đỉa thường được chia thành 4 thể lâm sàng:
  • Thể đơn giản: tổn thương vừa và nhẹ, đây là thể lâm sàng thường gặp.
  • Thể nhiễm khuẩn: tác nhân gây bệnh xâm nhập vào da, xuất hiện mụn mủ.
  • Thể bọng nước: hình thành các bọng nước to trên da nếu da không có phương pháp chăm sóc thích hợp, thường xuyên tiếp xúc hóa chất.
  • Thể khô: không xuất hiện mụn nước, chỉ có tình trạng da đỏ rát, tróc vảy.

Các triệu chứng bệnh thường kéo dài 3 – 4 tuần, sau đó biến mất và có thể tái phát nhiều lần.

Bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa là tình trạng phát ban các mụn nước nhỏ

2. Nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa: Hiện nay y học hiện đại vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa, tuy nhiên bệnh có thể bùng phát do một số yếu tố sau đây:

  • Di truyền: những người có mối quan hệ huyết thống thường có khả năng bị cao hơn những người khác.
  • Dị ứng: các trường hợp bệnh nhân có cơ địa dị ứng khi khi tiếp xúc với các chất hóa học như trong chất tẩy rửa, xi măng, các kim loại như Niken, Coban, muối Crom,….
  • Nhiễm khuẩn: tiếp xúc thường xuyên với nước và đất bẩn do tính chất công việc hay môi trường sống và nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm dễ khiến da bị tổ đỉa.
  • Sức đề kháng suy yếu: các trường hợp mắc bệnh lý mạn tính khiến hệ miễn dịch bị suy yếu, không có khả năng chống chọi với bệnh tật, các tác nhân gây hại sẽ dễ dàng xâm nhập qua da và gây ra bệnh. Một số bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch thường gặp là tiểu đường, bệnh gan thận, HIV.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Việc lạm dụng vào các loại thuốc điều trị bệnh hoặc mỹ phẩm dẫn đến hàng rào bảo vệ da dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho các dị nguyên xâm nhập vào sâu bên trong da và gây bệnh.
  • Căng thẳng, stress: căng thẳng kéo dài sẽ khiến sức đề kháng suy giảm, các tác nhân gây bệnh sẽ xâm nhập qua da và gây bệnh một cách dễ dàng hơn.
  • Nguyên nhân khác: nhiễm nấm, rối loạn thần kinh giao cảm, chàm cơ địa.

3. Triệu chứng của bệnh tổ đỉa

  • Xuất hiện mụn nước: kích thước dưới 2mm, hầu hết mụn nước xuất hiện ở ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân, có thể phân bố rải rác hoặc tập trung thành đám. Những mụn nước mọc sâu trong da, rất khó vỡ, khi sờ vào có cảm giác cộm.
  • Ngứa rát: các vùng da xuất hiện mụn nước thường có cảm giác đau rát hoặc không. Cảm giác ngứa rát này dần trở nên nghiêm trọng nếu bệnh nhân tiếp xúc với các hóa chất gây hại như xà phòng, chất kích thích.
  • Nhiễm trùng: hình thành do vi khuẩn xâm nhập vào các nốt mụn nước bị vỡ (do cào gãi, chà xát mạnh)
  • Hình thành vảy da chết: khi mụn nước vỡ, chất dịch chảy ra, làm xẹp vùng viêm. Sau khi da lành lại, hình thành vảy dễ bong tróc, gây mất thẩm mỹ.
  • Biến dạng móng tay, móng chân: ở những bệnh nhân tiến triển nặng, có biến chứng viêm hạch bạch huyết có thể dẫn đến biến dạng móng
  • Những mụn nước trong bệnh tổ đỉa mọc sâu trong da

Triệu chứng của bệnh bệnh tổ đỉa

4. Biến chứng nguy hiểm

Mặc dù không đe dọa tính mạng, song tổ đỉa gây ra các cơn ngứa ngáy âm ỉ dưới da và dễ tái phát nhiều lần, khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, nếu không được phát hiện và điều trị thích hợp, tổ đỉa có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Mất thẩm mỹ: da trở nên sần sùi, biến màu, bong tróc nếu có các nốt mụn nước tái đi tái lại nhiều lần.
  • Trở ngại khi di chuyển: gặp ở những bệnh nhân có các nốt mụn nước mọc ở chân. Việc đi lại nhiều cũng dễ khiến mụn nước vỡ, sưng và dễ nhiễm khuẩn nếu không được vệ sinh, chăm sóc thích hợp.
  • Bội nhiễm: bệnh nhân thường gãi, cào, chà xát mạnh lên các vùng da để thuyên giảm cảm giác ngứa ngáy do bệnh gây ra, nhưng lại vô tình làm vỡ các nốt mụn nước. Từ đó, vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương, dẫn đến bội nhiễm, có thể xuất hiện các mụn mủ khó lành, viêm hạch bạch huyết, viêm mô tế bào,…

Biến chứng nguy hiểm

5. Chẩn đoán bệnh tổ đỉa, chàm tổ đỉa:

Khi chẩn đoán bệnh tổ đỉa, bác sĩ thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân là chính, đồng thời kết hợp với việc khai thác bệnh sử, tiền sử bệnh của người bệnh và gia đình. Trong đó, quan trọng nhất là tình trạng tổn thương trên da bệnh nhân, những mỹ phẩm chăm sóc da bệnh nhân sử dụng gần đây và vấn đề dị ứng thực phẩm.

Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định một số cận lâm sàng giúp chẩn đoán xác định bệnh và loại trừ các bệnh có triệu chứng lâm sàng tương đương bệnh tổ đỉa như chàm, tay chân miệng, viêm da tiếp xúc, pemphigoid,…

6. Khi nào cần gặp bác sĩ:

Khi xuất hiện các triệu chứng như mụn nước, ngứa rát, hồng ban,… trên da, người bệnh cần nên đi khám bác sĩ ngay lập tức để tránh để lại biến chứng và đặc biệt, nếu đây là một bệnh lý da liễu có khả năng lây lan cho người xung quanh thì cần phải nhanh chóng điều trị sớm.

Tuyệt đối không tự nặn hay làm vỡ mụn nước ở nhà do có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Khi mắc phải các biểu hiện ngứa, nổi mụn mủ thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức

7. Các phương pháp chữa bệnh

Đối với trường hợp bệnh tổ đỉa mức độ nhẹ

  • Kem dưỡng ẩm để làm mềm da.
  • Kem bôi corticosteroid kê đơn giúp chữa lành mụn nước và giảm viêm.
  • Thuốc điều trị ngứa ở dạng viên uống (Loratadin 10mg, Cetirizin 10mg…) hoặc kem thoa (Gel bôi Remos Anti-Itch, Kem bôi Phenergan…). .

Đối với trường hợp bệnh tổ đỉa mức độ nặng đòi hỏi cần có phương pháp điều trị phức tạp hơn, bao gồm:

  • Thuốc kháng nấm, nếu có tình trạng nhiễm nấm.
  • Kết hợp kem bôi tại chỗ và đường uống corticosteroid .
  • Thuốc ức chế miễn dịch dạng mỡ hoặc dạng kem.
  • Liệu pháp ánh sáng tia UV: làm sáng da của bạn. Có thể dùng thuốc để giúp da phản ứng tốt hơn với ánh sáng trước khi trị liệu.
  • Tiêm độc tố botulinum (botox) nếu bệnh chàm bội nhiễm dường như khởi phát do đổ mồ hôi nhiều.
  • Làm tiêu các vết phồng rộp: bằng cách hút chất lỏng từ các mụn nước. Lưu ý không được thực hiện cách này tại nhà.

8. Biện pháp phòng ngừa

  • Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên có khả năng gây dị ứng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh như hóa chất, lông động vật,…
  • Không nên để da tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại, chất tẩy rửa mạnh, hoặc xăng dầu. Cần có các biện pháp bảo vệ da hợp lý như đeo bao tay, mặc đồ phòng hộ,… khi tiếp xúc.
  • Sau khi tiếp xúc hoặc làm việc với nguồn nước ô nhiễm nên vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ các tác nhân gây hại tồn tại trên da.
  • Giữ gìn cơ thể, đặc biệt là các vùng tay, chân sạch sẽ và khô thoáng.
  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên quá lạm dụng thuốc khiến hàng rào bảo vệ da bị ảnh hưởng.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tăng khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị và gia tăng nguy cơ mắc bệnh như thực phẩm nhiều đường, đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày, tránh dùng đồ uống có cồn, chất kích thích do những ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch.
  • Xây dựng lối sống sinh hoạt khoa học và lành mạnh, có thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý để tránh căng thẳng kéo dài, gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tăng khả năng chống lại bệnh tật.

Back to list

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageChange Image